Cử nhân Quốc tế của Đại học Thương mại liên kết với nước nào? Triển khai từ năm nào và học tại đâu?

Cử nhân quốc tế của Trường Đại học Thương mại liên kết chủ yếu với Pháp, Áo, Trung Quốc, Anh.

Hệ Cử nhân quốc tế được trường Đại học Thương mại triển khai đào tạo tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2004. Đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp làm trong mọi lãnh vực của nền kinh tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế học tại đâu?

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế học tại cơ sở Hà Nội theo địa chỉ: Số 79, đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bằng Cử nhân liên kết với Pháp là loại bằng gì? Có phải là bằng đại học?

Về cơ bản, giáo dục đại học Pháp đào tạo 2 loại hình Cử nhân đại học:

- Cử nhân khoa học (nghiên cứu): Đào tạo nghiên về học thuật với mục tiêu cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức lý thuyết bao quát và rộng lớn.

- Cử nhân thực hành (ứng dụng): Mục tiêu đào tạo là cho phép sinh viên tham gia vào môi trường làm việc thực tế ngay khi tốt nghiệp. Do vậy, ngoài kiến thức lý thuyết, chương trình học còn cung cấp kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành cũng như tình huống nghiệp vụ, phương pháp và công cụ xử lý.

Cử nhân liên kết với cộng hòa Pháp tại Trường Đại học Thương mại chủ yếu là hệ Cử nhân thực hành. Tại Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp Cử nhân thực hành của cộng hòa Pháp tương đương trình độ bậc 6 khung trình độ quốc gia Việt Nam (bậc 5 - cao đẳng, bậc 6- đại học, bậc 7 - thạc sĩ, bậc 8 - tiến sĩ)

Nếu tôi học chương trình liên kết đào tạo quốc tế của Đại học Thương mại thì có lợi thế gì hơn so với học hệ chính quy của Việt Nam?

- Chi phí học tập và sinh hoạt phù hợp với điều kiện của Việt Nam. So sánh với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học của các trường đại học khác trên toàn quốc thì hầu hết các chương trình liên kết của Trường Đại học Thương mại là thấp nhất vì được hỗ trợ chi phí từ chính phủ Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

- Thời gian học tập được rút gọn 1 năm so với học chính quy vì thời gian học đại học của hầu hết các nước Châu Âu là 3 năm.

- Khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ sau tốt nghiệp và cơ hội nghề nghiệp cao.

- Được xét tiếp tục học cao học tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. 

Ai có thể đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế?

Bất cứ thí sinh nào thỏa mãn 2 điều kiện sau đều có thể xét tuyển vào hệ Cử nhân quốc tế:

1. Tốt nghiệp Trung học phổ thông.

2. Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng sau:

- Xét tuyển theo kết quả học tập THPT 5 học kỳ: Thí sinh có kết quả trung bình học tập và kết quả trung bình môn ngoại ngữ>= 6.5.

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi bất kỳ thuộc các môn thi tốt nghiệp từ 18 điểm trở lên.

- Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá, cụ thể:

+ Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA): 70 điểm trở lên

+ Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA): 50 điểm trở lên

+ Bài thi SAT: 1100 điểm trở lên

 

Hệ cử nhân quốc tế của trường Đại học Thương mại có những chuyên ngành và ngôn ngữ đào tạo gì? Trường đối tác là những trường nào?

Hệ cử nhân quốc tế có các lớp, ngôn ngữ và trường đối tác liên kết như sau:

Lớp

Ngôn ngữ

Trường cấp bằng

Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh

ĐH: IMC-Krems

Du lịch, khách sạn, nhà hàng

Tiếng Anh

ĐH: Toulouse

Thương mại quốc tế

Tiếng Anh

ĐH: Rouen Normandie

Ngân hàng - Tài chính

Tiếng Anh

ĐH: Rouen Normandie

Quản trị chuỗi cung ứng và phân phối

Tiếng Anh

ĐH: Rouen Normandie

    Thương mại - Bán hàng Tiếng Anh ĐH:Jean Moulin Lyon 3

Quản trị doanh nghiệp phân phối trong mạng lưới Logistics

Tiếng Anh

ĐH: Paris 2

Quản trị nguồn nhân lực

Tiếng Anh

ĐH: Toulon

Thương mại điện tử

Tiếng Anh

ĐH: Toulon

Tài chính-Ngân hàng-Bảo hiểm

Tiếng Anh

ĐH: Toulon

Khởi nghiệp kinh doanh

Tiếng Anh

ĐH: Toulon

Marketing

Tiếng Anh

ĐH: Brest

Kinh tế và thương mại quốc tế hoặc Quản trị du lịch

Tiếng Trung

ĐH: Công nghệ Hoa Nam

ĐH: DT Quảng Tây 

    Quản trị - Quan hệ đối tác quốc tế

Tiếng Anh

ĐH: Dijon

    Kế toán - Tài chính

Tiếng Anh

ĐH: West of England

    Quản trị kinh doanh quốc tế 

Tiếng Anh

ĐH: IMC-Krems

Thí sinh đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế bằng cách nào?

Bước 1: Thí sinh đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY 

Bước 2: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển để được ưu tiên xét tuyển. 

Bước 3: Thí sinh nộp minh chứng đủ điều kiện xét tuyển.

Lưu ý: Thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4 trở lên có thể nộp sớm trước 2 bản sao công chứng để xét tuyển thẳng và làm hồ sơ xin miễn học và miễn nộp học phí ngoại ngữ.

Trường Đại học Thương mại ưu tiên thí sinh nào hoàn thành đăng ký và nộp hồ sơ trước được xét trước và trúng tuyển trước cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Việc đăng ký xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế có ảnh hưởng gì đến việc đăng ký nguyện vọng hệ chính quy?

Hệ liên kết đào tạo quốc tế độc lập với hệ chính quy đại trà. Do vậy thí sinh xét tuyển hệ Cử nhân quốc tế không ảnh hưởng đến nguyện vọng đăng ký hệ chính quy. Có nghĩa là thí sinh có thể nộp song song các nguyện vọng của hệ chính quy và hệ liên kết quốc tế của Trường Đại học Thương mại. Nếu thí sinh đỗ cả 2 hệ thì thí sinh có quyền lựa chọn nơi học, do vậy sẽ tăng cơ hội trúng tuyển và học tập của thí sinh.

Việc xét tuyển hồ sơ của thí sinh được tính điểm từ cao xuống thấp hay ưu tiên ai nộp trước thì trúng tuyển trước?

Đối với hệ liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại thì trường ưu tiên cho thí sinh nào nộp trước thì trường sẽ xét tuyển trước và do vậy sẽ trúng tuyển trước. Trường nhận đủ hồ sơ trúng tuyển đến hết chỉ tiêu của chuyên ngành nào thì sẽ dừng không tuyển sinh chuyên ngành đó nữa. Trường không xét điểm từ cao xuống thấp.

Riêng đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học IMC-Krems (Cộng hòa Áo), ngoài việc nộp hồ sơ, thí sinh cần 1 buổi gặp gỡ trực tiếp với đại diện Trường Đại học IMC-Krems để xét duyệt trúng tuyển.

Nếu nhập học muộn sau ngày ghi trên giấy báo trúng tuyển có được chấp nhận không?

Nếu thi sinh nhập học chậm hơn ngày được ghi trên giấy báo trúng tuyển thì cần gọi điện đến văn phòng Viện Đào tạo quốc tế: 024.37687739 hoặc hotline 1900638595 (nhánh số 1) để đề nghị nhập học muộn nếu có lý do chính đáng.

 

Hình thức đào tạo của hệ Cử nhân quốc tế của trường Đại học Thương mại như thế nào?

1. Đối với chương trình liên kết với các trường đại học tại Pháp: Sinh viên được đào tạo toàn khóa (3 năm) học đại học tại trường đại học Thương mại

+ Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm được lựa chọn của trường đại học Thương mại giảng dạy và song song học ngoại ngữ tăng cường từ kiến thức cơ bản. Kết thúc năm học thứ 2, sinh viên sẽ trải qua 1 bài thi bằng hình thức phỏng vấn đầu vào năm 3 do trường Đại học đối tác tổ chức

+ Năm thứ 3, sinh viên sẽ được các giảng viên của trường đối tác nước ngoài sang Đại học Thương mại giảng dạy và cán bộ thực tế hướng dẫn tại doanh nghiệp thực tập. Năm thứ 3, sinh viên sẽ phải làm 2 đề tài: đề tài hướng dẫn (Tutor Project) khoảng 30-40 trang và báo cáo thực tập (Internship report) khoảng 40-50 trang, có bảo vệ đề tài trước hội đồng.

2. Đối với chương trình liên kết với Trường Đại học IMC-Krems (cộng hòa Áo)

- Chương trình Quản trị kinh doanh: Sinh viên học 3 năm tại Trường Đại học Thương mại. Giảng viên của Trường Đại học IMC-Krems sẽ giảng dạy ngay từ năm thứ nhất cùng với các giảng viên của Trường Đại học Thương mại. Lưu ý: Để vào năm thứ nhất, sinh viên cần phải đạt chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 5.5, nếu chưa có chứng chỉ, sinh viên cần phải học 1 năm dự bị ngoại ngữ.

- Chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế: Sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thương mại giảng dạy trong 2,5 năm đầu tiên tại Việt Nam và đôi ngũ giảng viên của Trường Đại học IMC-Krems giảng dạy trong 1,5 năm cuối tại Áo. Sinh viên cần phải có chứng chỉ IETLS 5.5 trước khi sang học tại Trường Đại học IMC-Krems và phỏng vấn đạt yêu cầu.

3. Đối với chương trình liên kết du học 2+2 với các trường Đại học tại Trung Quốc:

- Năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm được lựa chọn của trường đại học Thương mại giảng dạy và song song học ngoại ngữ tăng cường từ kiến thức cơ bản. Từ năm thứ 3, sinh viên sang trường Đại học đối tác để hoàn thành khóa học cử nhân và nhận bằng tại trường Đại học đối tác.

4. Đối với chương trình liên kết với Trường Đại học West of England (Chương trình Kế toán - Tài chính):

Năm thứ 1 và 2: Sinh viên học khung chương trình đại cương và cơ sở ngành do Trường Đại học Thương mại xây dựng và được Trường Đại học West of England công nhận.

Năm thứ 3: Sinh viên học theo khung chương trình đào tạo do Trường Đại học West of England xây dựng và chuyển giao

Lưu ý:

- Để vào năm thứ 1: Sinh viên cần phải có IELTS 5.5. Nếu chưa có chứng chỉ, sinh viên cần phải học 1 năm dự bị ngoại ngữ.

- Để vào năm thứ 3. sinh viên cần phải đạt IELTS 6.0 trong đó không có kỹ năng nào dưới 6.0

Em đã có chứng chỉ ngoại ngữ có được tuyển thẳng hoặc quy đổi điểm để xét tuyển không?

Tuyển thẳng: Thí sinh có 1 trong các ngoại ngữ sau được tuyển thẳng vào hệ Cử nhân quốc tế, cụ thể:

- Tiếng Anh:

 + IELTS 5.5

 + TOEFL iBT 72

 + Aptis ESOL B2 

 + Hoặc chứng chỉ tiếng Anh bậc 4/6 dùng cho Việt Nam (VSTEP bậc 4)

- Tiếng Trung: HSK cấp độ 4

Trong trường hợp thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm quy đổi bài thi ngoại ngữ để xét tuyển là 10 điểm.

Yêu cầu mức độ ngoại ngữ đầu vào và trong quá trình học tập của thí sinh như thế nào?

Sinh viên vào học chính thức, sẽ được nhà trường phân bổ thành nhiều nhóm nhỏ ngoại ngữ theo trình độ và có nội dung giảng dạy ngoại ngữ phù hợp tương ứng với trình độ của sinh viên.

* Đối với các lớp liên kết với các trường đại học của cộng hòa Pháp: Trong 2 năm đầu tiên, sinh viên học các môn đại cương kinh tế song song với học ngoại ngữ. Trước khi vào năm thứ 3, sinh viên cần đạt trình độ ngoại ngữ như sau:

- Tiếng Anh:

a.    Bậc 4/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do các cơ sở đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép

b.      IELTS 5.5 trở lên do Hội đồng Anh hoặc IDP cấp (Không chấp nhận IELTS Indicator);

c.       TOEFL iBT 72 trở lên do IIG Việt Nam cấp (không chấp nhận TOEFL iBT Home Edition);

Sinh viên cần nộp chứng chỉ này vào cuối năm thứ 2.

* Đối với lớp Quản trị kinh doanh liên kết với Trường Đại học IMC-Krems và lớp Kế toán - Tài chính liên kết với Trường Đại học West of England, để vào học năm thứ nhất, sinh viên cần có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5. Ngoài ra, đối với lớp Kế toán - Tài chính liên kết với Trường Đại học West of England, đê vào năm thứ 3, sinh viên cần phải đạt tiếp chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên (trong đó không có kỹ năng nào dưới 6.0).

* Đối với lớp du học Trung Quốc 2+2: Tiếng Trung: HSK cấp độ 5 vào cuối năm thứ 2

* Đối với lớp Quản trị kinh doanh quốc tế (2,5+1,5): Tiếng Anh: IELTS 5.5 cuối năm thứ 2

Lưu ý: Các loại chứng chỉ cần nộp có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu trong thông báo chi tiết đối với từng khóa học sẽ được gửi cho sinh viên trong quá trình theo học tại trường.

Em đã có chứng chỉ ngoại ngữ thì có được miễn giảm học tập và học phí không?

Thí sinh đã có 1 trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau còn thời hạn đến thời điểm xét tuyển, cụ thể:

- Tiếng Anh: IELTS 5.5, TOEFL iBT 72, APTIS ESOL B2, VSTEP bậc 4, PEIC level 3

- Tiếng Trung: HSK cấp độ 3

được cấp học bổng đến tối đa khoảng 30.000.000 đ và miễn học toàn bộ học phần ngoại ngữ tương ứng với chương trình đào tạo. 

Học phí nộp làm mấy lần và mức thu cụ thể như thế nào?

Năm thứ nhất và năm thứ hai, sinh viên nộp học phí 2 lần. Năm thứ ba, sinh viên nộp học phí 1 lần vào đầu năm học

Sinh viên nộp học phí bằng tiền đồng theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thông báo nộp.

Mức học phí dưới đây áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh trong năm 2024.

Bảng phân bổ mức học phí:                                                                                

Lớp Cử nhân liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Pháp

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng cộng

Ngân hàng – Tài chính 

EUR

1.500

1.500

1.500

1.500

3.000

9.000

Thương mại quốc tế

EUR

1.500

1.500

1.500

1.500

3.000

9.000

Du lịch, khách sạn, nhà hàng

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Quản trị doanh nghiệp phân phối trong mạng lưới logistics

EUR

1.550

1.500

1.500

1.500

3.000

9.000

Thương mại điện tử và Marketing số

EUR

1.500

1.500

1.500

1.500

3.000

9.000

Quản trị chuỗi cung ứng và phân phối

EUR

1.300

1.300

1.300

1.300

2.800

8.000

Thương mại - Bán hàng

EUR

1.300

1.300

1.300

1.300

2.800

8.000

Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm

EUR

1.300

1.300

1.300

1.300

2.800

8.000

Quản trị nguồn nhân lực

EUR

1.300

1.300

1.300

1.300

2.800

8.000

Khởi nghiệp kinh doanh

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

Marketing

EUR

1.500

1.500

1.500

1.500

3.000

9.000

Quản trị - Quan hệ đối tác quốc tế

EUR

1.150

1.150

1.150

1.150

2.400

7.000

 

Lớp du học cộng hòa Áo

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Học kỳ 1 năm 3

Học kỳ 2 năm 3 và năm thứ 4 tại Áo

Quản trị kinh doanh quốc tế (2,5+1,5)

EUR

1.500

1.500

1.500

1.500

1500

13.800

 

 

Lớp du học Trung Quốc

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Kinh tế và Thương mại quốc tế (2+2)

USD

1.250

1.250

1.250

1.250

Theo quy định trường đối tác

Theo quy định trường đối tác

Quản trị du lịch (2+2)

USD

1.250

1.250

1.250

1.250

 Học phí tại trường Đại học Trung Quốc

- Tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam: khoảng 72.300.000 đồng/ năm (20.000 tệ)

- Tại trường Đại học Dân tộc Quảng Tây: khoảng 39.700.000 đồng/ năm (11000 tệ, trong đó học phí: 8000 tệ, phí ký túc xá: 3000 tệ)

Lớp Du học Áo

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Quản trị kinh doanh quốc tế

EUR

1.500

1.550

1.500

1.500

13.800

 

 

Lớp Cử nhân liên kết với Trường ĐH West of England (Vương Quốc Anh)

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Kế toán - Tài chính

GBP

1.250

1.250

1.250

1.250

3.500

 Học phí dự bị ngoại ngữ trước khi vào năm 1 đối với sinh viên chưa có IELTS 5.5: 22.500.000 đ/học kỳ

 

Lớp Cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết Trường Đại học IMC-Krems (Cộng hòa Áo)

Đơn vị

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Kế toán - Tài chính

EUR

1.400

1.400

1.400

1.400

2.900

 Học phí dự bị ngoại ngữ trước khi vào năm 1 đối với sinh viên chưa có IELTS 5.5: 22.500.000 đ/học kỳ

Ngoài học phí, sinh viên có phải nộp các khoản lệ phí khác không?

Ngoài học phí đã được niêm yết, sinh viên cần nộp các khoản lệ phí khác tương tự như một sinh viên bình thường, bao gồm:

- Phí khám sức khỏe sau khi nhập học: 170.000 đ

- Phí bảo hiểm thân thể: 210.000 đ/3 năm

- Phí bảo hiểm y tế: 563.220 đ/năm.

- Đối với sinh viên lựa chọn các chương trình Cử nhân liên kết với trường ĐH của Pháp: Sinh cần nộp phí ghi danh vào năm thứ 3. Theo quy định của chính phủ Pháp và từng trường đại học cụ thể, sinh viên cần phải nộp phí ghi danh và phí cơ sở vật chất cho trường đại học đối tác theo mức thu quy định tại thời điểm thu.

Cụ thể: Số tiền phí ghi danh năm học 2023-2024 tương đương khoảng 5.500.000 - 6.000.000 đồng, phí cơ sở vật chất: 2.700.000 đồng.

(Lưu ý: Sinh viên chỉ nộp khoản phí này 1 lần duy nhất khi vào năm thứ 3).

Lưu ý: Toàn bộ học phí và chi phí không bao gồm tiền sách và tài liệu. Sinh viên có thể mượn sách trên thư viện hoặc tự mua sách theo hướng dẫn của từng môn học/giáo viên.

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân quốc tế có thể học cao học không?

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân quốc tế có thể học cao học tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

 

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập có tốt không?

Hầu hết tất cả các phòng học dành cho hệ liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại đều có điều hòa, máy chiếu và được hưởng mọi quyền lợi của một sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Đối với các môn đại cương kinh tế và chuyên ngành thì sinh viên dùng phòng học lớn. Riêng với các môn ngoại ngữ thì sinh viên các lớp được chia thành nhiều nhóm học trong các phòng học nhỏ.

Việc thi cử của sinh viên diễn ra như thế nào?

Theo quy chế đào tạo, mỗi sinh viên sau khi học xong mỗi môn cần phải kiểm tra hết môn. Hình thức kiểm tra có thể là thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tự luận, làm bài tập tại nhà….Trong 2 năm thứ nhất và thứ hai, sinh viên nếu thi không đạt thì có thể sẽ được thi lại 1 lần tùy vào điều kiện do nhà trường quyết định.

Trong trường hợp, sinh viên thi lại không đạt thì phải học lại riêng môn học đó. Việc bố trí học lại môn đó có thể học ghép cùng khóa sau hoặc nhà trường sẽ tổ chức riêng. Học phí học lại tùy vào từng chuyên ngành, tương đương khoảng 70.000đ/tiết-100.000đ/tiết.

- Riêng đối với lớp Quản trị kinh doanh, sinh viên được thi lại 2 lần nếu thi lần đầu không đạt. Trong tình huống thi lại 2 lần không đạt, sinh viên bị lưu ban và học cùng khóa sau.

 

Sinh viên hệ Cử nhân quốc tế đi thực tập như thế nào?

Sinh viên cần đi thực tập 2 đợt (khác biệt với sinh viên chính quy chỉ đi thực tập 1 đợt), điều này giúp tăng khả năng hòa nhập thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tế khi tốt nghiệp. Cụ thể:

- Đợt 1: Trong học kỳ 1, sinh viên xuống đơn vị thực tập 1 buổi/tuần theo từng nhóm (mỗi nhóm có khoảng 5 sinh viên) để tìm hiểu doanh nghiệp, chức năng, cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh dưới sự giám sát của giảng viên.…Kết thúc kỳ 1, nhóm sinh viên viết 1 bài dự án và trình bày trước hội đồng.

- Đợt 2: Trong học kỳ 2, sinh viên đi thực tập cá nhân liên tục tại đơn vị thực tập. Trong giai đoạn này, cá nhân sinh viên tác nghiệp cụ thể theo sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ thực tế tại doanh nghiệp. Kết thúc kỳ 2, sinh viên viết báo cáo và trình bày trước hội đồng.

* Riêng đối với lớp Quản trị kinh doanh (Liên kết với trường Đại học IMC-Krems), sinh viên đi thực tập theo sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ thực tế tại doanh nghiệp vào học kỳ 1 năm thứ ba.

Nếu sinh viên không tìm được cơ quan thực tập thì nhà trường có hỗ trợ không?

Thông thường, sinh viên sẽ tự tìm doanh nghiệp thực tập. Trong trường hợp không có đơn vị thực tập thì nhà trường sẽ giới thiệu các cơ quan, doanh nghiệp có liên kết với trường để sinh viên đến đó thực tập. Việc hỗ trợ này là hoàn toàn miễn phí.

Để tốt nghiệp, sinh viên Cử nhân quốc tế cần làm gì?

Để tốt nghiệp, sinh viên cần:

- Các môn đào tạo trong năm thứ nhất và năm thứ hai đạt điểm từ 4/10 trở lên.

- Điểm trung bình tất các môn đào tạo trong năm thứ ba đạt từ 10/20 trở lên và điểm trung bình học phần thực tập đạt từ 10/20 trở lên

* Đối với lớp Quản trị kinh doanh liên kết với trường Đại học IMC-Krems (Cộng hòa Áo), để tốt nghiệp, sinh viên cần phải đạt tất cả các môn học trong chương trình đào tạo theo quy định khảo thí của trường Đại học IMC-Krems

* Đối với các lớp du học 2+2, để tốt nghiệp, sinh viên cần đảm bảo hoàn thành các môn học và theo quy định đào tạo của trường đại học đối tác. Để đi du học tại trường Đại học Công nghệ Hoa Nam, ngoài yêu cầu về chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp 5, các môn học trong 2 năm đầu cần phải đạt từ 7.0 trở lên.

Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên liên kết đào tạo quốc tế có cao không?

Tỷ lệ tốt nghiệp so với số lượng nhập học đầu khóa vào khoảng 88-90%. Số sinh viên không tốt nghiệp thường rơi vào nhóm trong quá trình học tập có vướng mắc về gia đình hoặc cá nhân dẫn đến nghỉ học.

Nếu sinh viên đi học đầy đủ, làm bài tập, kiểm tra theo sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên thì đều tốt nghiệp bình thường.

Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân quốc tế có thể làm việc ở mọi loại hình cơ quan, đơn vị: Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiêp, tổ chức nước ngoài; các cơ quan hành chính sự nghiệp; lực lượng vũ trang….

Thí sinh có thể xem định hướng nghề nghiệp của các lớp cụ thể trong thông tin tuyển sinh.

Sau bao lâu sinh viên có việc làm và đánh giá cơ hội nghề nghiệp?

Theo khảo sát, sau 1 tháng kể từ khi tốt nghiệp, 60% sinh viên liên kết đào tạo quốc tế và sau 4 tháng có 90% sinh viên liên kết đào tạo quốc tế có việc có việc làm. Sau 6 tháng, con số này là 98%. Sinh viên liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Thương mại nhanh chóng có việc làm vì ngoài kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo và cập nhật liên tục thì sinh viên còn có 1 khả năng ngoại ngữ hoàn hảo.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngoại ngữ càng ngày càng đóng vai trò là kỹ năng tối quan trọng khi đi xin việc cũng như áp dụng kỹ năng này trong thực tế. Do vậy, người lao động có trình độ ngoại ngữ càng cao thì càng nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như mức độ đãi ngộ của đơn vị sử dụng lao động.

Sinh viên có thể học tiếp lên cao học ở đâu sau tốt nghiệp đại học?

Nếu muốn, các sinh viên có thể theo học lên bậc cao hơn là thạc sỹ tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể học tiếp lên bậc cao hơn của thạc sĩ là nghiên cứu sinh để nhận bằng tiến sĩ.

Nhà trường có hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm không?

Sinh viên Đào tạo quốc tế nói riêng và sinh viên Trường Đại học Thương mại nói chung đều được nhà trường hỗ trợ tìm kiếm việc làm thông qua tổ chức các hội chợ festival việc làm thường niên và các hội thảo tuyển dụng của các tập đoàn, công ty lớn. Ngoài ra, các cơ quan tuyển dụng tìm kiếm sinh viên khi còn đang học cũng được Viện Hợp tác quốc tế cập nhật thường xuyên trên website và hệ thống liên lạc nội bộ sinh viên.

Sinh viên liên kết đào tạo quốc tế có được tham gia các hoạt động ngoại khóa bình thường không?

Không những sinh viên liên kết đào tạo quốc tế được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của 1 đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của trường Đại học Thương mại mà sinh viên còn được tham gia các hoạt động khác do Viện Hợp tác quốc tế tổ chức như bóng đá, cầu lông, dạ hội thường niên, festival âm nhạc.…Các hoạt động này được cập nhật trên website, fanpage và hệ thống liên lạc riêng của Đoàn thanh niên và hội sinh viên

Để được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp là bằng Đại học, tôi cần yêu cầu gì?

Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nhu cầu của người học hoặc đơn vị tuyển dụng, đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có thể tới Trung tâm Xác nhận văn bằng - Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin xác nhận văn bằng tốt nghiệp của nước ngoài. Hồ sơ và điều kiện sẽ bao gồm:

1. Bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (Dịch và công chứng tiếng Việt)

2. Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 4/6 dùng cho Việt Nam (VSTEP) hoặc chứng chỉ quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (IELTS, TOEFL, APTIS, HSK, PEIC). 

3. Giấy xác nhận hoàn thành khóa học của Trường Đại học Thương mại.

Sinh viên quốc tế có được ở trong khu ký túc xá của trường không?

Sinh viên liên kết đào tạo quốc tế hoàn toàn có thể ở ký túc xá ở trong khuôn viên nhà trường. Vì số lượng chỗ ở của ký túc xá trong trường có hạn nên trường ưu tiên cho ai đăng ký sớm. Chi phí ở ký túc xá Đại học thương mại là 600.000đ/tháng. Phòng ở 6 sinh viên, có nhà tắm riêng, điều hòa nhiệt độ từng phòng. Trong trường hợp sinh viên không ở ký túc xá của Trường Đại học Thương mại thì có thể đăng ký khu ký túc xá Mỹ Đình của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cách Trường Đại học Thương mại 1,5 km.

Để có thể ở ký túc xá, thí sinh sau khi nhập học đến trực tiếp ký túc xá của trường Đại học Thương mại để đăng ký trực tiếp.